Trong văn học Nạn kiêu binh

  • Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí ở hồi hai và ba, có nhiều đoạn kể khá tỉ mỉ nạn kiêu binh. Nhờ tác giả[9] là người đã sống trong thời đại hỗn loạn ấy, nên chúng có giá trị lịch sử & hiện thực cao. Trong bài giới thiệu tác phẩm này, Kiều Thu Hoạch có đoạn nói đến nạn kiêu binh như sau:
Trịnh Sâm thì hoang dâm, xa xỉ. Vua Lê Cảnh Hưng thì bù nhìn, bạc nhược. Trịnh Tông chỉ là con rối của đám kiêu binh. Còn quan lại đa phần là một phường dung tục, bất tài, chỉ rình rập cơ hội để tranh gianh giành quyền lực, danh lợi...Dưới những vua quan như vậy, thì binh lính đương nhiên cũng không thể có kỷ cương, phép tắc gì. Những "ưu binh" đã biến thành "kiêu binh" ngang ngược, quay lại uy hiếp triều đình, quấy nhiễu dân chúng, tùy ý phá nhà, giết người, khiến mọi người đã phải gọi chúng là "quân bất trị". Và ba chữ ấy đã trở thành nỗi khủng khiếp của một thời.[10]
  • Bấy giờ, theo Việt sử tân biên (quyển 3), thì kẻ dưới thì lăng loàn, người trên thì suy đốn, giềng mối triều đình ngày một hư hỏng. Trước tình thế hỗn loạn ấy, chúa Trịnh Khải cũng muốn diệt kiêu binh, để bình ổn lại việc nước, nhưng không diệt nổi. Chúa bèn nhờ Phạm Quý Thích làm bài Trách cung văn để đọc trước miếu đường, nhận lỗi của mình.[11]
  • Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, cũng buồn vì nạn kiêu binh, có làm bài thơ ký sự rằng:
Sóc súy tiêu tao tuyết vũ phân,Nan tương thử ý vấn đông quân.Biên thành hà sách đoan quân ngũ,Long miếu vô quyền thúc loạn quân.Lữ kế bách tuyền tư bất mị,Ngoa ngôn thôi hậu thích như phần.Nam quy tự tín càn khôn khoát,Tùng lĩnh, Nam Sơn đa bạch vân.Dịch nghĩa:Gió bấc thổi mưa rơi như tuyết trông cảnh vật tiêu điều,Khó đem ý ấy hỏi chúa xuân.Nơi biên thành có kế gì đoàn kết quân dân,Triều đình không còn quyền hành để kiềm chế loạn quân.Mưu kế của kẻ lữ khách bức bách không sao ngủ được,Nghe lời ngoa truyền phía sau mà lòng như lửa đốt.Trở về Nam tự tin trời đất rộng,Núi Tùng Lĩnh, núi Nam Sơn đều phủ nhiều mây trắng.[12]
  • Giai đoạn thời Lê mạt, trong đó có nạn kiêu binh, cũng là đề tài yêu thích của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. Ông đã viết ba tác phẩm cùng chủ đề này, đó là: Bà chúa Chè (Tân Dân - Hà Nội, 1938), Loạn Kiêu binh (Tân Dân - Hà Nội, 1939) và Chúa Trịnh Khải (Tân Dân - Hà Nội, 1940).
  • Bộ phim Long thành cầm giả ca (phim) của đạo diễn Đào Bá Sơn cũng đề cập đến nạn kiêu binh